Tin tức

Rác thải nhựa và những giải pháp xử lý hiệu quả?

(23/03/2020)


Theo báo cáo của LHQ, mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, tương đương với trọng lượng của dân số toàn cầu.

 

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa

Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau:

 

- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…: Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…

- Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá,…

- Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học,…

- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp,…

- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,…

 

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, lượng rác nhựa mỗi năm đủ để bao quanh trái đất 4 lần và phải mất đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy. Trong thời gian chờ từng ấy rác nhựa biến mất thì chúng ta lại tiếp tục thải ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc phải gánh chịu những hậu quả.

 

Mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ. Đó là những con số kinh hoàng về ô nhiễm môi trường mà con người đang gây ra

 

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.

 

Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần. Có nghĩa rằng, trong hàng triệu tấn nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi ni lông… Sau đó, những thứ này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.

 

Tại bãi rác của một làng tái chế nhựa lớn nhất của cả nước, người ta ước tính một tấn phế liệu nhựa, túi nilon được đưa vào sản xuất sẽ thải ra đến 30% lượng rác thải không thể tái chế. Và cách xử lý duy nhất đối với loại rác thải đó là tập kết về bãi rác sau đó sẽ được xử lý thủ công. Đáng lo ngại là việc đốt rác theo cách thủ công đang ngày ngày “bức tử” sự sống, bởi theo các chuyên gia rác thải này khi cháy sẽ thải ra cả chất độc đi-ô-xin.

 

Rõ ràng thói quen sử dụng túi ni lông, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm.

 

Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018: Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói.

 

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó, khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu sử dụng từ nhựa phế liệu. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm 2015.

 

Mặc dù việc nhập khẩu phế liệu nhựa đã từng bước được "kiểm soát", từ năm 2016 - 2018, Bộ TN&MT cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu nhựa cho 37 doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất, trong tổng số 208 doanh nghiệp được cấp, có 34 đơn vị nhập khẩu trực tiếp, 3 đơn vị nhập khẩu ủy thác. Tuy nhiên, lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vẫn tăng, năm 2016 là 18,548 tấn, năm 2017 là 90,839 tấn và 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn.

 

Thống kê của Bộ TN&MT cũng cho thấy, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải ni lông chiếm 7 - 8%, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi ni lông của cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".

 

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

 

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ hơn là tuồn ra đại dương. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác đó và nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta trong bao lâu?

 

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một.

 

Tái chế rác thải nhựa là biện pháp tối ưu

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Báo Đời sống & Pháp luật trong thời gian vừa qua đã tích cực tuyên truyền nhằm góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng đồ dùng nhựa một lần, tuyên truyền hoạt động sản xuất nhựa, tái chế rác thải nhựa an toàn của một số doanh nghiệp. Trong đó có làng nghề Văn Lâm (Hưng Yên), Công ty cổ phần Trịnh Nghiên (Nam Định)…

 

 

Ông Trịnh Văn Nghiên, Giám đốc Công ty CP Trịnh Nghiên cả đời trăn trở với tái chế nhựa an toàn, sản xuất bao bì góp phần bảo vệ môi trường

 

Theo ghi nhận của PV Báo Đời sống & Pháp luật tại nhà máy xử lý tái chế rác thải nhựa của Công ty cổ phần Trịnh Nghiên tại đóng trên địa bàn Khu 01, Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thì Nhà máy được xây dựng cách xa khu dân cư, DN đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. DN có ý thức trong đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, đánh giá tác động môi trường; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước; Tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới; đóng góp cho kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương và làm các công tác từ thiện nhân đạo…

 

Trao đổi với PV, ông Trịnh Văn Nghiên -  Giám đốc Công ty cổ phần Trịnh Nghiên cho biết, được sự quan tâm hướng dẫn của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng nên DN của ông trong nhiều năm nay đã từng bước quy chuẩn hoạt động sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, xử lý tốt nguồn nước, khí thải được các cơ quan thường xuyên kiểm tra, giám sát và ghi nhận.

 

Từ nguồn rác thải nhựa được Công ty Trịnh Nghiên thu mua, xử lý tái chế và sản xuất ra những bao bì an toàn bằng công nghệ hiện đại

 

Ông Dương cũng cho biết, về khí thải từ năm 2015, Bộ Khoa học đã hướng dẫn Công ty Trịnh Nghiêm xử lý bằng cộng nghệ mới, xử lý qua nước ngầm nên khí thải đã đảm bảo, không ảnh hưởng đến môi trường. Rác thải chủ yếu là bao bì dạng bùn đã được chứa trong bể lắng lớn. Hàng năm Cảnh sát môi trường mỗi năm kiểm tra 2 lần, Cục quản lý môi trường thì kiểm tra đột xuất, còn lãnh đạo Thị trấn thì định kỳ hàng tháng kiểm tra, cũng như kịp thời nắm bắt các thông tin có liên quan.

 

 

Hệ thống hồ sinh thái của Công ty Trịnh Nghiên có nhiệm điều hòa khí thải, khói bụi, nước thải, bùn lắng...được xử lý tuần hoàn bằng cộng nghệ hiện đại được các cơ quan chức năng đánh giá an toàn, không gây ra tác động xấu tới môi trường và thân thiện với con người 

 

Công ty cổ phần Trịnh Nghiên và cá nhân ông giám đốc Trịnh Văn Nghiên đã có nhiều nỗ lực trong thu gom, xử lý rác thải, tái chế nhựa, cũng như các hoạt động cộng đồng đã góp phần xây dựng quê hương Nghĩa Hưng: “Nông thôn mới vẫn giữ hồn quê Việt”.

 

Theo: doisongphapluat.com


<< Quay lại


Reporter :  admin
Source : 


  • x